Bảo vệ môi trường là vấn đề đang cần được quan tâm nhiều hơn ở các quốc gia trên thế giới. Vậy làm thế nào để bảo vệ môi trường? Tiết kiệm năng lượng giúp bảo vệ môi trường hay không? Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Thực trạng phát khí thải nhà kính tại Việt Nam
Về Năng lượng: Là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất hiện nay. Khí nhà kính chủ yếu được phát thải từ việc đốt nhiên liệu và phát tán trong quá trình khai thác, phổ biến ở các ngành như sản xuất điện, công nghiệp và xây dựng, giao thông vận tải… Tổng lượng khí nhà kính phát thải trong ngành năng lượng năm 2013 là 151,4 triệu tấn CO2 tương đương.
Về Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU): Các nguồn gây phát thải gồm: Phát thải từ chăn nuôi, trồng lúa nước, đất canh tác nông nghiệp, hoạt động đốt trong sản xuất nông nghiệp. Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 1994 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng khí nhà kính phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp là 52,45 triệu tấn CO2 tương đương – chiếm 50,5% tổng lượng khí nhà kính phát thải của cả nước. Đến năm 2013, lượng khí nhà kính phát thải trong lĩnh vực này là 89,4 triệu tấn CO2 tương đương – chiếm 34,5% tổng lượng khí nhà kính phát thải của cả nước. Trong đó, ngành Canh tác lúa và Đất nông nghiệp phát thải nhiều nhất, chiếm tương ứng 50% và gần 27% tổng lượng phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2013 (MONRE 2017).
Về Chất thải: Các nguồn phát sinh chính được ghi nhận là: chôn lấp chất thải rắn; xử lý sinh học chất thải rắn; thiêu hủy và đốt mở chất thải; xử lý và xả nước thải. Tại Việt Nam, những năm gần đây, mỗi năm có khoảng trên 15 triệu tấn chất thải rắn được thải ra từ các nguồn khác nhau, trong đó trên 80% là từ các khu đô thị. Tuy nhiên, mới chỉ có trên 70% chất thải rắn ở khu vực đô thị và khoảng 20% ở khu vực nông thôn được thu gom và xử lý.

Việt Nam là một trong những nước có lượng phát
thải khí nhà kính liên tục tăng, từ mức hơn 21 triệu tấn
(năm 1990) lên 150 triệu tấn CO2 (năm 2000); dự tính lượng khí thải CO2 sẽ tăng
lên 300 triệu tấn vào năm 2020. Trong đó, 46% lượng KNK phát thải từ việc sử
dụng năng lượng tại các tòa nhà (dân cư, thương mại, hành chính), sản xuất công
nghiệp, xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản; 5% từ hoạt động giao thông; 6%
từ chất thải; 3% còn lại là từ các lĩnh vực khác.
Ðể giải quyết vấn đề nêu trên, Việt Nam đang
khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời ở dạng công
nghiệp cho quá trình giảm phát thải khí
nhà kính, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội – những nơi có lượng khí nhà kính cao.
Xây dựng và triển khai các dự án hạn chế phát thải KNK trong các lĩnh vực: quy
hoạch đô thị, năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, quản lý nước, quản
lý chất thải, xây dựng, y tế, nông nghiệp và du lịch.
Việc đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời góp phần giảm thiểu khí thải nhà kính. Cụ thể, với 10kWp hệ điện mặt trời cố định thông thường giúp giảm 793kg khí thải mỗi tháng tương đương trong được 35 cây xanh.
Cùng với năng lượng mặt trời với công suất 1MW, Hệ thống điện mặt trời tự định hướng xoay của SolarPlus – công nghệ mới thông minh giúp giảm thiểu mức khí thải them gấp đôi so với hệ thông thường với hơn 190,000kg khí thải mỗi tháng tương đương trồng hơn 52,000 cây xanh

Vì sao tiết kiệm năng lượng lại cực kỳ quan trọng đối với môi trường sống?
Hầu hết việc phát điện ngày nay diễn ra trong các nhà máy nhiệt điện, đốt nhiên liệu hóa thạch như than và khí đốt tự nhiên, nhiên liệu sinh học hoặc nhiên liệu hạt nhân để làm nóng nước và sản xuất hơi nước. Hơi nước làm quay một tuabin để tạo ra điện, sau đó được đưa vào lưới điện. Khi chúng ta đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện, chúng ta cũng tạo ra khí thải nhà kính góp phần gây ra biến đổi khí hậu.
Tất cả việc phát điện tạo ra khoảng 1/3 lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng – yếu tố đóng góp lớn nhất vào lượng phát thải khí nhà kính. Khi bạn cải thiện hiệu quả năng lượng của ngôi nhà của mình, bạn cần ít điện hơn và do đó ít phụ thuộc vào các nhà máy điện hơn. Điều này làm giảm nhu cầu của nhà bạn từ nhà máy, do đó có lợi cho môi trường bằng cách giảm lượng khí thải CO2 của chúng.

Tiết kiệm năng lượng: Vừa thân thiện với môi trường, vừa giảm
chi phí
Nhà nước đã có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế – xã hội
Việc tiết kiệm năng lượng sẽ giúp lượng khí thải CO2 giảm đi đáng kể, góp phần hạn chế sự nóng lên của toàn cầu, tránh gây ra các thiên tai, ảnh hưởng đến môi trường và sự sống của nhân loại
Bên cạnh đó, việc tiết kiệm năng lượng cũng giúp các hộ gia đình hay doanh nghiệp giảm được chi phí tiền điện sinh hoạt mỗi tháng, đặc biệt trong thời kỳ thiếu nguồn nhiên liệu, thiếu điện, giá tiền điện tăng cao làm ảnh hưởng đến các nguồn ngân sách trong gia đình lẫn doanh nghiệp.
Xem thêm: Cách sử dụng thiết bị để tiết kiệm năng lượng, giảm tối đa tiền điện hàng tháng
Bằng cách nào mà tiết kiệm năng lượng giúp bảo vệ môi trường?
Ngoài những lợi ích về tài chính và môi trường của việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng, việc tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, không bao giờ cạn kiệt cũng là biện pháp hiệu quả để tiết kiệm năng lượng mà còn thân thiện với môi trường.
Đặc biệt, năng lượng mặt trời đem lại nguồn năng lượng vô tận trông việc kinh doanh và sản xuất. Tại Việt Nam, điện mặt trời cũng được nhà nước khuyến khích lắp đặt sử dụng rộng rãi. Để cải thiện hiệu suất, SolarPlus đã nghiên cứu và cho ra mắt Hệ thống điện mặt trời tự định hướng – nhằm tận dụng TỐI ĐA nguồn nắng tự nhiên để chuyển hóa điện năng, sử dụng điện thoải mái trong gia đình và cả doanh nghiệp
